Kết quả tìm kiếm cho "thay xiêm y"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 77
Chúa Xứ Thánh Mẫu là nhân vật tâm linh, huyền bí, hiện hữu bằng nhiều truyền thuyết và trong sự tín ngưỡng của người dân vùng đất Nam Bộ nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Những sự kiện xoay quanh Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam - An Giang luôn thu hút đông đảo người dân tề tựu thực hành nghi lễ mang tính cộng đồng. Nghi thức thay áo Bà hàng tháng là một ví dụ điển hình.
Hàng năm, vào dịp tháng 4 âm lịch, An Giang lại náo nhiệt đón chào dòng người từ khắp nơi đổ về tham dự Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Nam Bộ. Đây là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Bà Chúa Xứ, vị thần được tin là mang lại bình an, may mắn và tài lộc.
Với người qua lại, quầy hàng, quang gánh chỉ là một khung cảnh thông thường, lướt qua chẳng cần bận tâm. Nhưng với người bên vệ đường, quầy hàng là tất cả những gì họ có, kế mưu sinh của cả gia đình. Dù cuộc sống có thay đổi hiện đại thế nào, những “chợ bên đường” ấy vẫn sẽ tồn tại dài lâu.
Được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, huyện Chợ Mới là địa phương nổi tiếng với vườn cây ăn trái trĩu quả. Nơi đây, bằng sự cần cù, sáng tạo, đổi mới tư duy canh tác, nhiều nhà vườn đã mang về thu nhập khá cho gia đình.
Phong trào nuôi ốc bươu đen để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình được nhiều hộ nông dân đang triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh. Từ mô hình này, giúp nhiều hộ thoát nghèo và kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn. Trong đó, mô hình nuôi ốc bươu đen của anh Lâm Chí Cường, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) là một điển hình.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Kênh Vĩnh Tế với chiều dài gần 91km, nối liền 2 trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của vương triều Nguyễn, trải từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn khi phát huy được vai trò và lợi ích to lớn trong lĩnh vực kinh tế, bang giao và quốc phòng trên vùng Tây Nam biên viễn.
Suốt 200 năm qua, kinh Vĩnh Tế “cần mẫn” chuyên chở phù sa, mang nước ngọt về tưới tắm cho đồng bằng châu thổ. Những khách thương hồ đang ngược xuôi trên dòng kênh huyền thoại ấy chắc hẳn không quên công ơn các bậc tiền nhân đã biến vùng biên viễn Tây Nam Tổ quốc thành mảnh đất trù phú, thanh bình và thịnh vượng.
Trong hành trình du lịch Đất Tổ có một điểm đến mà những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên không nên bỏ qua, đó chính là khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên nằm trên núi Nả, thuộc làng Quân Khê, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng với khung cảnh hữu tình, bốn mùa nước chảy trong xanh.
Năm ổ cá sấu Xiêm gần như tuyệt chủng đã được phát hiện ở Công viên Quốc gia Cardamom của Campuchia, làm dấy lên hy vọng về nỗ lực bảo tồn loài động vật từng được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên.
Khi cái nắng bắt đầu chát chao trên khắp các nẻo đường; những chùm phượng vĩ bắt đầu nhuộm đỏ khoảng trời trước ngõ; lũ học trò cuối cấp lưu luyến nói lời chia xa; những chú ve sầu bắt đầu hòa âm bản tình ca mùa hạ... ấy cũng là lúc làng quê tôi bước vào vụ gặt.
Tiên phong trong việc đưa cây hồng xiêm Mexico (sapoche Mexico) về vùng đất cồn Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), sử dụng phân hữu cơ sinh học đã giúp anh Tô Trung Đoàn (ấp Vĩnh Thạnh) gặt hái những thành công nhất định. Mô hình mở ra hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp và tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.